Cảm biến mức nước Gestra là gì? Cách lắp đặt cảm biến mức nước thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
I. Thông số kỹ thuật cảm biến mức nước Gestra NRGT26-1
• Vật liệu:
Vỏ : Nhôm đúc 3.2 6 (G AlSi8Cu3)
Thân: S. S. 457 CrNiMoTi 7- 2-2
Mặt bích: Thép 0460 P250GH
Điện cực: S. S. 457 CrNiMoTi 7- 2-2
Cách điện điện cực: PTFE
Đĩa đệm: PTFE (thiết kế cho ứng dụng hàng hải)
• Ren điện cực ¾” BSP, DIN ISO 228-1
• Mặt bích DN 50 (2″), PN 40 đến DIN 2635
• Vòng nối (bằng thép không gỉ .430) D 27 x 32 theo DIN 7603
• Nhiệt độ: 238 °C tại thanh điện cực
• Áp suất: 32 bar
• Khối lượng: 1.8kg
• Môi trường: nước, chất lỏng
• Loại cảm biến: Điện dung
• Đấu nối điện: Cable gland 2 x M20 x 1.5
• Nhiệt độ làm việc bộ chuyển đổi: 70 °C
• Nguồn cung cấp: 24V DC, 5VA
• Ngõ ra: 4 ÷ 20 mA, Rmax = 500 Ohm
• Môi trường: nước, chất lỏng
• Độ dẫn điện của nước: ≥ 5µS/cm
Xem thêm: Cảm biến mực nước lò hơi là gì? Lắp đặt cảm biến lò hơi
II. Lắp đặt cảm biến mức nước Gestra
1. Lắp đặt cơ khí
• Cảm biến phải được lắp đặt theo bản vẽ sau:
• Độ giãn nhiệt của lớp phủ PTFE có thể từ 20 đến 30mm
• Cảm biến phải được lắp theo phương thẳng đứng trên bồn, đảm bảo thanh điện cực không tiếp xúc với bồn
• Kiểm tra bền mặt của ren hoặc mặt bích được cung cấp như hình
• Đặt vòng nối C vào bề mặt tiếp xúc B của điện cực
• Bôi 1 lớp mỡ silicon vào ren điện cực D
• Vặn chặt điện cực vào ren hoặc mặt bích trên bình hoặc ống đứng nồi hơi
2. Đấu nối điện cảm biến mức nước Gestra NRGT 26-1S
• Trước khi cấp nguồn cho thiết bị, đảm bảo rằng điện áp nguồn nằm trong khoảng 24 Vdc ±10%
• Bộ chuyển đổi tín hiệu được đấu nối theo bản vẽ sau:
• Khuyến cáo sử dụng cáp có vỏ bọc chống nhiễu, đặc biệt là đối với khoảng cách xa.
• Điện trở tải tối đa là 500Ohm
• Kết nối điểm GND của bộ chuyển đổi với diểm GND của thân bồn hoặc thanh điện cực phụ
hoặc ống kim loại (nếu bồn và chất lỏng là vật liệu không dẫn điện)
III. Hiệu chỉnh
Mặc định cảm biến đã được hiệu chỉnh khoảng cách đo bằng chiều dài điện cực nên việc hiệu chỉnh không cần bắt buộc phải thực hiện lại tại công trình. Tuy nhiên, tín hiệu dòng điện có thể bị sai lệch do cảm biến đặt trong ống có đường kính nhỏ hoặc do mong muốn vị trí (0%) và đầy (100%)
trên thực tế phải xuất ra được tín hiệu 4mA và 20mA.
Trong trường hợp này có thể hiệu chỉnh tại chỗ như sau:
Bước 1. Kiểm tra mức nước trong ống thủy có thể điều chỉnh được từ vị trí 0 % đến 100% chưa (thường lấy theo vị trí cao nhất và thấp nhất của ống thủy sáng).
Nếu chưa điền nước đến vị trí cao nhất của ống thủy để tiến hành cài đặt
Bước 2. Gạt switch lựa chọn K sang vị trí số 4
Bước 3. Hiệu chỉnh mức 0%
• Xả đáy ổng thủy cho đến khi tới vị trí 0% (thường là mức thấp nhất của ống thủy sáng), chờ khoảng 30s cho mức nước ổn định
• Chỉnh biến trở L sang trái cho đến khi thấy đèn M sáng đỏ
• Chỉnh biến trở L sang phải cho đến khi chỉ có đèn N sáng xanh
• Hoàn thành cài đặt mức thấp cảm biến mực nước Gestra
Bước 4. Hiệu chỉnh mức 100%
• Điền nước vào ống thủy đến khi đạt mức 100% (thường là mức cao nhất của ống thủy sáng), chờ khoảng 30s cho nước trong ống thủy ổn định
• Chỉnh biến trở P sang phải đến khi chỉ có đèn báo cao O sáng đỏ
• Chỉnh biến trở P sang trái đến khi đèn báo N sáng xanh
• Chỉnh biến trở P sang phải đến khi đền N tắt
Công ty TNHH Tự Động Hóa Thiên Phú Thịnh
Biến tần – HMI – PLC – Servo – Khởi Động Mềm – Tủ điện – Scada
Địa chỉ: Số 1B, Đường Tú Xương, Khu Phố 1, Phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức
Hotline/Zalo: 0909 623 689
Email: Thienphuthinh.auto@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.