Chức năng cơ bản đầu tiên của biến tần là thay đổi tần số ngõ ra, từ đó điều khiển được tốc độ của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, tần số ngõ ra biến tần có thể thay đổi tùy chỉnh từ 0 – tần số Max (biến tần Simphoenix có thể thay đổi từ 0 – 1000 Hz).
Ngoài việc lựa chọn biến tần phù hợp với yêu cầu thông số động cơ thì phương pháp điều khiển biến tần cũng rất quan trọng để xem có phù hợp với yêu cầu công nghệ của máy hay không. Vì vậy, nắm được các phương pháp điều khiển tần số của biến tần, giúp người sử dụng biến tần chủ động và linh hoạt trong quá trình sử dụng biến tần, cũng như cài đặt biến tần phù hợp nhất với yêu cầu công nghệ của máy móc dây chuyền sản xuất.
Biến tần Simphoenix có thể kết hợp để tạo ra rất nhiều phương pháp khác nhau. Hãy cùng Thiên Phú Thịnh tìm hiểu thêm về phương pháp điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng biến tần qua bài viết dưới đây nhé.
1. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng nút nhấn trên bàn phím biến tần:
Việc điều khiển tốc độ động cơ ba pha bằng nút nhấn trên bàn phím biến tần là một cách tiện lợi và linh hoạt để thay đổi các tham số và chế độ hoạt động của động cơ. Dưới đây là một hướng dẫn ngắn về cách thực hiện điều khiển bằng nút nhấn trên bàn phím biến tần.
– Đây là phương pháp điều khiển tốc độ động cơ mặc định trên biến tần, cũng là chế độ điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần cơ bản nhất. Trên mỗi mặt bàn phím biến tần đều có nút nhấn mũi tên lên xuống, vừa có chức năng tăng giảm tốc độ, vừa có chức năng thay đổi thông số trong quá trình cài đặt.
– Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cần điều chỉnh tốc độ liên tục, việc nhấn bàn phím liên tục dễ làm phím bấm bị lờn hoặc kẹt phím sau một thời gian sử dụng.
2. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng biến trở trên biến tần:
– Trên nhiều dòng biến tần của các hãng, màn hình biến tần sẽ được trang bị thêm biến trở điều chỉnh tốc độ, màn hình trên biến tần cũng có thể kéo rời sáng một vị trí khác nên khá tiện dụng cho người sử dụng.
3. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng nút nhấn nhả gắn rời
Việc sử dụng nút nhấn nhả gắn rời để điều khiển biến tần là một phương pháp điều khiển tốc độ động cơ 3 pha thuận tiện và linh hoạt. Đặc biệt là trong các ứng dụng mà việc tiếp cận trực tiếp bàn phím trên biến tần là khó khăn.
– Các nút chấn không tự giữ sẽ được gắn vào các terminal DI trên biến tần, hoạt động giống như thao tác nhấn mũi tên lên xuống trên mặt màn hình biến tần.
4. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng biến trở ngoài:
Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng biến trở ngoài là một phương pháp khác nhau so với việc sử dụng nút nhấn trên bàn phím tích hợp. Đây là phương pháp điều khiển được ứng dụng phổ biến nhất đối với các dòng biến tần phổ thông, một biến trở rời (hay còn gọi là chiết áp, volume, núm vặn chỉnh tốc độ) được gắn thêm kết nối vào biến tần thông qua chân AI (Analog input).
Biến trở thường sử dụng cho biến tần loại 5 kohm và 10 kohm.
- Video hướng dẫn cài đặt biến tần công tắc biến trở ngoài: https://youtu.be/mdfL_r6U4-o?si=1nNlAo0tpTnHvq9
Mua sản phẩm biến trở hàn dây sẵn tại đây: https://sieuthibientan.com.vn/sanpham/bien-tro-han-day-san/
5. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha theo nguyên lý hồi PID:
Điều khiển theo nguyên lý hồi PID (là viết tắt của từ Proportional Integral Derivative) là một phương pháp thông dụng được sử dụng để duy trì và điều khiển tốc độ động cơ ba pha bằng biến t . Đây là là chức năng điều khiển hồi tiếp được tích hợp hầu hết trên các dòng biến tần hiện nay. Hiểu đơn giản, biến tần điều khiển theo nguyên lý PID là biến tần nhận được tín hiệu từ một thiết bị ngoại vi, chẳng hạn như cảm biến áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, các giá trị này được chuyển đổi thành dòng điện 4 – 20mA hoặc điện áp 0 – 10V, truyền đến chân AI (analog input), dựa trên tín hiệu này, biến tần sẽ tự động điều khiển tốc độ động cơ, đảm bảo các giá trị hồi tiếp như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm luôn đạt trong khoảng giá trị đã cài đặt sẵn.
Nguyên lý điều khiển hồi tiếp PID khá phổ biến trong rất nhiều ứng dụng như: máy nén khí, hệ thống bơm, quạt, lò hơi,.. Các loại tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ inverter cũng hoạt động dự theo nguyên lý hồi tiếp PID này để tối ưu hóa điện năng tiêu thụ.
Tìm hiểu thêm bài viết tại đây: Lắp biến tần cho máy nén khí – giải pháp tiết kiệm điện tối ưu
6. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha đa cấp tốc độ bằng nhiều công tắc ngoài:
Điều khiển đa cấp tốc độ bằng biền trở ngoài là một phương pháp khác nhau so với việc sử dụng nút nhấn trên bàn phím tích hợp. Việc này cung cấp sự linh hoạt hơn khi thay đổi các tham số và điều khiển tốc độ động cơ.
– Nhiều công tắc được kết nối với các chân DI (Digital input) trên biến tần, mỗi công tắc hoặc tổ hợp nhiều công tắc sẽ được cài đặt một giá trị tần số nhất định.
– Người sử dụng mong muốn động cơ hoạt động ở tốc độ và tần số nào chỉ việc bật công tắc hoặc tổ hợp công tắc đó.
– Trên biến tần hiện này thường tích hợp sẵn chức năng điều khiển 8 cấp tốc độ và 16 cấp tốc độ.
Video hướng dẫn cài đặt biến tần chạy đa cấp tốc độ:
Xem thêm bài viết tại đây:
7. Điều khiển tốc độ động cơ 3 pha theo chức năng PLC đơn giản trên biến tần:
Điều khiển tốc độ động cơ ba pha bằng biến tần thông qua chức năng PLC là một cách hiệu quả để tự động hóa quá trình và động thời cung cấp khả năng linh hoạt lớn.
Chức năng PLC đơn giản (Simple PLC) – một chương trình PLC đơn giản được lập trình sẵn trong biến tần, cho phép biến tần tự động thay đổi tần số và tốc độ theo một khoảng thời gian đã được cài đặt sẵn. Thời gian thay đổi tần số và giá trị tần số người sử dụng có thể tùy chỉnh trong phần thông số cài đặt.
– Ví dụ về cài đặt biến tần Simphoenix E280 chạy PLC đơn giản:
– F0.2.25 = 26 Chọn nguồn đặt tần số bằng simple PLC.
– F6.1.15 = 0002 Chạy 1 lần, (0022 chạy lặp lại chu kỳ, 0042 chạy giữ tần số cuối)
– F6.0.00 = … Hz Cài đặt tần số cho cấp tốc độ 1
– F6.0.01 = … Hz Cài đặt tần số cho cấp tốc độ 2
– F6.0.02 = … Hz Cài đặt tần số cho cấp tốc độ 3
– F6.0.03 = … Hz Cài đặt tần số cho cấp tốc độ 4
– F6.1.31 = … Giây Cài đặt thời gian cho cấp tốc độ 1
– F6.1.32 = … Giây Cài đặt thời gian cho cấp tốc độ 2
– F6.1.32 = … Giây Cài đặt thời gian cho cấp tốc độ 3
– F6.1.32 = … Giây Cài đặt thời gian cho cấp tốc độ 4
8. Biến tần được điều khiển bằng PLC và HMI thông qua kết nối truyền thông.
Biến tần được điều khiển bằng PLC và HMI thông qua kết nối truyền thông là một cách hiệu quả để tự động hóa và giám sát hện thống điện động cơ.
– PLC hoặc HMI được kết nối với biến tần thông qua các phương thức truyền thông như Modbus, Profibus.v.v.
– Tốc độ biến tần được điều khiển tự động theo chương trình PLC đã được lập trình sẵn theo yêu cầu công nghệ của máy móc, dây chuyền sản xuất.
– Tốc độ biến tần được điều khiển dựa trên các phím chức năng được thiết kế trên màn hình HMI.
9. Kết luận:
Việc lựa chọn phương pháp điều khiển tốc độ động cơ 3 pha bằng biến tần tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Am hiểu hết các phương pháp điều khiển của biến tần, giúp người sử dụng tận dụng được tối đa chức năng có sẵn trên biến tần mang lại hiệu suất hoạt động cao, giúp tiết kiệm năng lượng và làm giảm chi phí vận hành.
Đồng Thời, khi cung cấp sản phẩm, Thiên Phú Thịnh cũng sẽ cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần theo từng phương pháp.
Công ty TNHH Tự Động Hóa Thiên Phú Thịnh với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt biến tần, sẽ giúp bạn lựa chọn điện trở xả phù hợp nhất. Liên hệ ngay:
Xem thêm các bài viết liên quan khác tại mục >> Tin tức của Thiên Phú Thịnh:
Công ty TNHH Tự Động Hóa Thiên Phú Thịnh
Biến tần – HMI – PLC – Servo – Khởi Động Mềm – Tủ điện – Scada
Địa chỉ: Số 1B, Đường Tú Xương, Khu Phố 1, Phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức
Hotline/Zalo: 0909 623 689
Email: Thienphuthinh.auto@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/TPTAutomation